0917 929 726

Nhà đầu tư tấp nập về Bình Dương.

Đầu năm 2019 tới nay, Bình Dương liên tiếp nhận tin vui khi làn sóng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng vượt kế hoạch với nhiều dự án lớn, khi cơ quan chức năng của tỉnh tiếp tục đồng hành, có nhiều buổi đối thoại tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp.

Những chuyển biến về hạ tầng và thu hút đầu tư tiếp tục mang lại sức bật mới cho kinh tế xã hội của tỉnh, tạo động lực để triển khai đề án “thành phố thông minh” thành công.

Vượt kế hoạch

Theo Sở Kế hoạch và đầu tư, dòng vốn FDI vào Bình Dương tiếp tục tăng mạnh, giúp tỉnh này tiếp tục giữ vị thế một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài.

Zalo
Nhập mô tả ảnMột nhà máy sản xuất quy mô lớn vừa được đưa vào hoạt động tại Bình Dương – Ảnh: T.D.h tại đây
Zalo
Hệ thống dây chuyền hiện đại vừa được một doanh nghiệp nước ngoài đưa vào hoạt động tại Bình Dương – Ảnh: T.D.Nhập mô tả ảnh tại đây

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Bình Dương đạt gần 1,5 tỉ USD; tăng 70% so với cùng kỳ năm 2018 và đã vượt kế hoạch cả năm 2019. Tính lũy kế thì hiện nay Bình Dương có hơn 3.600 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 33 tỉ USD, chỉ đứng sau TP.HCM và Hà Nội.

Đáng lưu ý, bên cạnh các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất như các năm trước, điểm mới của năm nay là đã xuất hiện nhiều hơn các nhà đầu tư quy mô lớn vào các lĩnh vực công nghệ, nhà xưởng cho thuê, bất động sản… Điển hình một số dự án lớn như: dự án cung cấp dịch vụ internet do Tập đoàn NTT (Nhật Bản) liên doanh với Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông VN (VNTT) với vốn đăng ký 171 triệu USD; hai dự án bất động sản công nghiệp cho thuê quy mô lớn của Công ty TNHH phát triển công nghiệp BW Thới Hòa (liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC và Quỹ đầu tư Warburg Pincus với tổng vốn 105,8 triệu USD…

Lĩnh vực chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 100 dự án đăng ký mới, hơn 50 dự án điều chỉnh vốn… chiếm hơn 86% tổng vốn đầu tư các dự án đăng ký. Trong 6 tháng đầu năm, có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vào Bình Dương.

Nhà đầu tư yên tâm

Những ngày đầu tháng 7-2019, Tetra Pak – một tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp đóng gói và chế biến thực phẩm – đã khánh thành nhà máy tại KCN VSIP II. Với quy mô lên tới 120 triệu Euro, nhà máy của Tetra Pak là nhà máy đầu tiên tại VN sản xuất được vật liệu hộp giấy đựng đồ uống, có thể mở rộng công suất lên đến 20 tỉ hộp giấy/năm, cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN, Úc và New Zealand.

Ông Adolfo Orive – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tetra Pak, cho biết việc đầu tư nhà máy tại Bình Dương là minh chứng cho cam kết đầu tư dài hạn của tập đoàn. Việc có nhà máy sản xuất tại VN sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý, phục vụ nhanh hơn, linh hoạt hơn nhu cầu của khách hàng.

Không chỉ Tetra Pak mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác tại Bình Dương cũng tin tưởng và mở rộng đầu tư, tiêu biểu như: dự án của Công ty TNHH KyungBang Việt Nam tại khu công nghiệp Bàu Bàng tăng thêm 84 triệu USD; dự án sản xuất đồ gỗ của Công ty TNHH Timberland đăng ký tăng thêm 50 triệu USD; dự án sản xuất các sản phẩm từ gỗ của Công ty TNHH KNI Investors Việt Nam đăng ký tăng thêm 30,1 triệu USD…

Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp

Zalo

Nhà đầu tư Hàn Quốc trao đổi bên lề buổi đối thoại với ông Trần Văn Nam (thứ hai từ phải qua) – Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương – Ảnh: X.T.

Liên tiếp trong tháng 7, 8-2019; UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức các buổi đối thoại với các doanh nghiệp vốn FDI của Hàn Quốc, Đài Loan, các doanh nghiệp trong nước… Các buổi đối thoại này được thực hiện thường xuyên, có sự phối hợp tổ chức cùng các hiệp hội doanh nghiệp, tổng lãnh sự các nước…đã góp phần giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Ông Trần Thanh Liêm – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương – cho biết ngoài việc yêu cầu các sở, ngành giải đáp, giải quyết ngay các thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng giao thông, cấp nước, điện, xử lý môi trường; quy hoạch mở rộng các KCN, tạo quỹ đất sạch, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực… để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả từ sự nỗ lực

Các chuyên gia cho rằng, việc các nhà đầu tư “tấp nập” về Bình Dương không phải là sự ngẫu nhiên mà là hệ quả của cả một quá trình cố gắng, nỗ lực của cơ quan chức năng và các nhà đầu tư của tỉnh này.

Trước hết, Bình Dương có tầm nhìn quy hoạch khá tốt khi hạ tầng liên tục được xây dựng và ngày càng hoàn thiện; luôn luôn có định hướng kết nối với vùng kinh tế trọng điểm phía nam thông qua các tuyến quốc lộ 13, Mỹ Phước – Tân Vạn… Hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đổ vào các khu công nghiệp. Hiện nay, Bình Dương có khoảng 30 KCN (một số KCN đang trong giai đoạn thành lập) đều được quy hoạch, định hướng xây dựng hạ tầng tốt. Bên cạnh các lĩnh vực đầu tư thu hút đầu tư truyền thống, Bình Dương đang có chủ trương xây dựng một KCN khoa học công nghệ để thu hút được các doanh nghiệp có công nghệ cao; các doanh nghiệp sáng tạo… Hiện nay, các bước chuẩn bị cho KCN KHCN đang được cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương và chủ đầu tư là Tổng công ty Becamex IDC nỗ lực phối hợp với các đối tác quốc tế để ra mắt trong thời gian sắp tới.

Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Becamex IDC- cho rằng mặc dù đề án Thành phố thông minh Bình Dương mới được khởi động ít năm, còn rất nhiều việc phải làm nhưng sự lan tỏa, hiệu quả từ đề án này đã cộng hưởng cho sự phát triển của Bình Dương. Đề án với những mục tiêu ý nghĩa, xây dựng trên trụ cột phối hợp giữa nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp; hình thành cộng đồng khởi nghiệp và sáng tạo…chính là lời mời gọi hấp dẫn, cuốn hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ, công nghiệp lớn… Chính khát vọng vươn lên của Bình Dương thông qua đề án “thành phố thông minh” như là sự bảo chứng, là lời cam kết để các tập đoàn lớn đầu tư, đồng hành với sự phát triển của tỉnh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.
.
.
.